Chủ Nhật, 5 tháng 11, 2017

Tâm lý học_ Phân tích tâm lý bệnh nhân trong tình huống lâm sàng

Tình huống: Bệnh nhân nữ, 16 tuổi bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Trước đây em là một cô học trò xinh đẹp và học giỏi được bạn bè và thầy cô yêu mến. Trong trường, em rất năng động tham gia các hoạt động phong trào, nhất là em có giọng hát rất hay. Suốt thời gian bị bệnh phải nằm viện điều trị tại bệnh viện ung bướu, em không muốn cho bạn bè đến thăm. Em không muốn mọi người nhìn thấy em trong tình trạng khoang miệng lở loét, giọng nói thay đổi, ho ra máu và luôn đau đớn. Cánh cửa cuộc đời đã đóng lại trước mắt em. Em trở nên bi thảm, âu sầu, sợ hãi khi nhìn thấy cái chết trước mắt. Em lẫn tránh mọi người ngoại trừ mẹ là người chăm sóc trực tiếp. Thuốc men, hay những đợt hóa trị không đem lại cho em sự sống mà càng làm em đau đớn, em  phó thác mình cho số phận, không quan tâm đến việc điều trị.
Yêu cầu: Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nhân cách của bệnh nhân và quy luật tương tác giữa môi trường-sinh lý-tâm lý; bạn hãy phân tích phản ứng tâm lý của bệnh nhân.
Trước một bệnh nhân này, bạn cần có thái độ ứng xử như thế nào cho phù hợp?
Bài làm:
Trước khi đi vào phần phân tích tình huống lâm sàng, em xin giới thiệu sơ lược một số thông tin về bệnh ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối, căn bệnh mà bệnh nhân của em đang gặp phải.
Ung thư vòm họng là căn bệnh ác tính xuất hiện khi một hoặc một vài tế bào biểu mô trong vòm họng bị biến đổi gen, tạo thành khối u trong vòm họng. Nó rất nguy hiểm bởi căn bệnh này rất khó phát hiện nhưng lại có diễn biến rất nhanh khiến cho người bệnh không kịp trở tay.

70% bệnh nhân khi phát hiện ra bệnh đều được chẩn đoán đã ở giai đoạn 4 (giai đoạn cuối). Tỷ lệ sống cho giai đoạn này là rất thấp.
Tỷ lệ mắc ung thư vòm họng và tỷ lệ tử vong đang có chiều hướng tăng cao. Do vậy, nắm được nguyên nhân và triệu chứng của ung thư vòm họng có thể giúp bạn phát hiện ra ung thư ở những giai đoạn đầu, và cải thiện tỷ lệ sống.
Một số nguyên nhân gây ung thư vòm họng:
·        Virus Epstein Barr
·        Hút thuốc quá nhiều
·        Lạm dụng rượu
·        Virus gây u nhú ở người (HPV)
·        Trào ngược dạ dày mãn tính (GERD)
·        Tiếp xúc với một số hóa chất độc hại
·        Tiếp xúc với bức xạ có hại
·        Yếu tố di truyền
·       
Một số dấu hiệu của ung thư vòm họng:
·        Đau họng mãn tính mà lâu khỏi
·        Ho dai dẳng
·        Đau hoặc khó nuốt
·        Một khối u hoặc vết thương lâu không lành
·        Thay đổi trong giọng nói, như khan giọng
·        Sụt cân không mong muốn
·        Đau tai
·        Khó thở
·        Chảy máu từ cổ họng, hoặc đờm lẫn máu
Các giai đoạn:
·        Giai đoạn 1 là giai đoạn đầu tiên của bệnh ung thư. Trong giai đoạn này, khối u chỉ có kích cỡ nhỏ hơn 3cm, và được giới hạn ở vị trí ban đầu của nó trong cổ họng. Rất khó để phát hiện ung thư ở giai đoạn này vì giai đoạn này hầu như không có bất cứ triệu chứng nào.
·        Khối u bắt đầu tăng gấp đôi kích thước, khoảng 5cm là khi ung thư vòm họng đã ở giai đoạn 2.
·        Giai đoạn 3, khối u lớn hơn và các hạch bạch huyết bị nhiễm khuẩn.
·        Ung thư vòm họng giai đoạn cuối(giai đoạn 4), khối u trở nên lớn hơn 6 cm. Ở giai đoạn này, ung thư lan tràn vào các mô lân cận (xung quanh môi và miệng).
Tiên lượng đối với ung thư vòm họng di căn (cơ quan xa của cơ thể bị tấn công) là không thuận lợi như dự đoán ở giai đoạn một. Trong giai đoạn thứ tư, ung thư tấn công các mô và cơ quan gần đó, và rất khó để loại bỏ. Phẫu thuật bóc tách cổ có thể là một lựa chọn bác sĩ đưa ra, nó giúp loại bỏ các tế bào ung thư đã lan tràn ra ngoài vị trí ban đầu. Hóa trị và xạ trị sẽ giúp tiêu diệt các tế bào ung thư còn lại.
Hầu hết các bệnh nhân khi phát hiện bệnh, đều được chẩn đoán ung thư vòm họng ở giai đoạn cuối, và tỷ lệ sống cho giai đoạn này là rất thấp.
Lựa chọn duy nhất cho bệnh nhân là loại bỏ cổ họng hoặc thanh quản, hoặc cả 2. Sau phẫu thuật như vậy, bệnh nhân cần phục hồi một số chức năng như tìm hiểu kỹ thuật thở mới và cách thức để nói. Họ cần phải biết làm thế nào để sử dụng dây thanh âm của họ đúng cách. Bệnh nhân cũng có thể cần trợ giúp bằng giọng nói hoặc cơ cấu lại phẫu thuật để nói. Phẫu thuật có thể liên quan đến việc tạo ra một đường mới để đưa thức ăn vào.
Theo dữ liệu của từ AJCC năm 2010, tỉ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng giai đoạn đầu là trên 70%. Ở giai đoạn cuối, tỷ lệ này chỉ còn 38%.
Những con số này không thể dự đoán tuổi thọ của bệnh nhân một cách chính xác, bởi tuổi tác, sức khỏe, và tiến triển bệnh của mỗi người khác nhau. Có người cùng ở giai đoạn đó, cùng dạng ung thư đó nhưng người này chỉ sống được 6 tháng, người khác lại sống được cả 5 – 6 năm cũng là chuyện bình thường. Khi bệnh di căn rất khó điều trị, và tỷ lệ sống rất thấp. Do vậy, phát hiện ung thư ở giai đoạn đầu đóng một vai trò quan trọng trong việc điều trị, và tăng tuổi thọ của bệnh nhân. Vì vậy, nếu có bất kỳ triệu chứng nào, dù là nhỏ nhất bạn cũng không nên bỏ qua mà cần đi khám ngay lập tức.
Dựa vào đặc điểm tâm lý lứa tuổi, nhân cách của bệnh nhân và quy luật tương tác giữa môi trường-sinh lý-tâm lý; bạn hãy phân tích phản ứng tâm lý của bệnh nhân.
Bệnh nhân nữ, 16 tuổi bị ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Trước đây em là một cô học trò xinh đẹp và học giỏi được bạn bè và thầy cô yêu mến. Trong trường, em rất năng động tham gia các hoạt động phong trào, nhất là em có giọng hát rất hay. Suốt thời gian bị bệnh phải nằm viện điều trị tại bệnh viện ung bướu, em không muốn cho bạn bè đến thăm. Em không muốn mọi người nhìn thấy em trong tình trạng khoang miệng lở loét, giọng nói thay đổi, ho ra máu và luôn đau đớn. Cánh cửa cuộc đời đã đóng lại trước mắt em. Em trở nên bi thảm, âu sầu, sợ hãi khi nhìn thấy cái chết trước mắt. Em lẫn tránh mọi người ngoại trừ mẹ là người chăm sóc trực tiếp. Thuốc men, hay những đợt hóa trị không đem lại cho em sự sống mà càng làm em đau đớn, em phó thác mình cho số phận, không quan tâm đến việc điều trị.
Trước một bệnh nhân này, bạn cần có thái độ ứng xử như thế nào cho phù hợp?
Bệnh nhân nữ, 16 tuổi, là một cô bé đang trong giai đoạn vị thành niên, giai đoạn giao thoa: không còn là trẻ con nhưng cũng chưa phải là người lớn. Là lứa tuổi chuyển tiếp giữa tuổi trẻ em và tuổi trưởng thành, có những biến đổi hoàn toàn về các mặt tâm sinh lí. Đặc biệt ở độ tuổi của cô bé, rất dễ rơi vào tình trạng khủng hoảng và hỗn loạn.
´Vì sao ta lại nhìn nhận tuổi vị thành niên như một giai đoạn khủng hoảng?
Bởi trong lúc này, từng cá nhân sẽ đặt lại vấn đề, tự vấn lại bản thân về bản ngã, đường đi về cơ thể mình, về gia đình, nhà trường và xã hội. Bạn không còn nhận thức được bản thân mình nữa và người khác cũng nhìn nhận bạn theo một cách khác đi. Sẽ cảm thấy mình không được người khác và nhất là người lớn hiểu =>xung đột.
Cô bé bệnh nhân này đang trải qua thời kì dậy thì với rất nhiều thay đổi về mặt sinh lí, đánh dấu sự thành thục về mặt tình dục. Đối với cô bé đây là giai đoạn chuyển đổi lớn cả về thể chất lẫn tinh thần. Đây là lúc mà người ta đặt ra nhiều dấu hỏi về:
-  Cảm giác mà bản thân có về chính mình
-  Cách nhìn nhận hình ảnh bản thân mình (những thay đổi về mặt thể chất làm cho cơ thể có gì đó mới lạ và phải thích nghi với cơ thể mới)
-  Những ý tưởng, sự lựa chọn,…
-  Nguồn gốc, tương lai, mối quan hệ với người khác,…
Từ đó, tìm ra câu trả lời ở những người xung quanh: nhóm bạn, người yêu hay thậm chí là các thần tượng ngôi sao. Dù vậy thế giới người lớn chưa phải là thế giới mà vị thành niên cảm thấy thuộc về, và họ luôn tìm cách bộc lộ bản thân mình trước người lớn:
-  Tìm cách tách ra khỏi người lớn, đưa mình thoát khỏi liên kết phụ thuộc gia đình và thế giới người lớn.
-  Đôi khi tỏ ra chống đối để tìm kiếm sự độc đáo, thể hiện mình có phong cách riêng.
-  Khẳng định nhân cách, bản ngã riêng của mình.
Tất cả những thay đổi này giải thích được việc vị thành niên coi trọng hình thức bên ngoài của mình như thế nào.
Ê Đối với những phản ứng tâm lí của cô bé bệnh nhân 16 tuổi này là hoàn toàn bình thường và có thể hiểu được. Những biến đổi về mặt tâm sinh lí này đã khiến cô bé trong giai đoạn này dần thay đổi về vẻ bề ngoài cũng như những nhận thức về xã hội xung quanh. Em ấy được biết đến là một cô học trò xinh đẹp và học giỏi, được bạn bè và thầy cô yêu mến. Ngoài ra ở trường, em còn rất năng động tham gia các hoạt động phong trào, nhất là em có giọng hát rất hay. Có thể thấy chính bản thân cô bé đã nhận định rằng mình là một người với vẻ ngoài ưa nhìn, là một tấm gương học tập luôn đạt loại giỏi, là một thành phần không thể thiếu trong các hoạt động phong trào, đặc biệt là giọng hát rất hay của mình. Không phải tự nhiên mà cô bé có nhận thức như vậy, nó dần hình thành một phần là bởi vì những điều đó không chỉ được công nhận bởi cô mà còn bởi gia đình, thầy cô và bạn bè xung quanh. Như đã phân tích ở trên, đây là giai đoạn tuổi vị thành niên đang tìm cách khẳng định bản thân, nên khi được người khác thừa nhận được mọi người yêu mến, cá nhân sẽ có những diễn biến cảm xúc khác nhau, là thoả mãn, là hài lòng, càng thêm tự tin, yêu cuộc sống, giúp cô bé mong muốn được đến trường.
16 tuổi, độ tuổi còn quá trẻ đối với một cô bé mới lớn, còn quá nhiều điều về bản thân và thế giới xung quanh còn chưa được khám phá. Nay cô bé đã phải nằm viện điều trị tại bệnh viện ung bướu bởi căn bệnh căn bệnh ung thư vòm họng giai đoạn cuối. Trong quá trình điều trị em không muốn cho bạn bè đến thăm, không muốn mọi người thấy em trong tình trạng khoang miệng lở loét, giọng nói thay đổi, ho ra máu, và luôn đau đớn. Làm sao có thể không lẩn tránh mọi người, khi:

Với cô bé thì đây chính là căn bệnh quái ác từ đâu rơi xuống, căn bệnh này chính là một cú sốc mà cô bé không thể nào chấp nhận được=> Giai đoạn từ chối và chối bỏ “Không phải như thế, không thể như vậy được”=> Cách tự bảo vệ( Cơ chế phòng vệ).  Nó đã huỷ hoại tất cả những dự định tương lai, phá huỷ cả cuộc sống, làm cho cánh cửa cuộc đời đóng lại ngay trước mắt em. Sau khi trải qua các giai đoạn: Giai đoạn giận dữ và nổi cáu, Giai đoạn mặc cả, với nhận thức của cô bé, ung thư chính là căn bệnh không có thuốc trị, không thể nghi ngờ rằng em sẽ phải chết.

Em trở nên bi thảm, âu sầu và sợ hãi. Biểu hiện tâm lí đầu tiên của em ấy chính là sợ hãi, là phản ứng tự nhiên hợp quy luật biểu lộ bản năng tự vệ, sợ không khỏi bệnh, sợ chết. Khi cảm nhận được nguy cơ và bất lực trước nguy cơ đó, sự lo âu sẽ càng nặng hơn, có thể sẽ khiến người bệnh cảm thấy hồi hộp, ngộp thở, khó ngủ, mệt, và khó chịu toàn thân. Phản ứng của cô bé bệnh nhân này rất tiêu cực, dễ bi quan, lúc nào cũng cho bệnh của mình không chữa được, sẽ chết, bác sĩ giỏi, thuốc hay chả giúp được gì. Cô bé luôn có tư tưởng chờ chết, thuốc men hay những đợt hoá trị không đem lại cho em sự sống mà càng làm em đau đớn, em phó thác mình cho số phận, không quan tâm đến việc điều trị. Từ đây, em ấy sẽ dễ rơi vào trầm cảm=> Giai đoạn trầm cảm, nếu trầm cảm nặng sẽ có thể dẫn đến hành vi tự sát.
Ê Thái độ ứng xử của người cán bộ y tế trước người bệnh nhân nữ này là hết sức quan trọng và cần thiết. Cụ thể ở đây là người điều dưỡng viên, người trực tiếp quan tâm chăm sóc cho cô bé cùng với gia đình.

 Đối với bệnh nhân có tâm lí bi quan, không muốn người khác nhìn thấy tình trạng của mình, luôn lẫn tránh mọi người như vậy, thì việc tiếp xúc, hỗ trợ, giúp đỡ là hết sức khó khăn. Việc đó chỉ thực hiện được khi người điều dưỡng chúng ta có được sự tin tưởng của cô bé bệnh nhân này. Và để có được sự tin tưởng đó thì ta phải biết cách lắng nghe, tỏ ra đồng cảm, ý thức và quản lí được sự chuyển dịch cũng như chuyển dịch ngược xảy ra trong quá trình chăm sóc.
Đồng thời trong việc giao tiếp với bệnh nhân phải luôn đem lại hiệu quả tích cực.
Trong tình huống trên, chúng ta có thể thấy người nữ bệnh nhân hoàn toàn không muốn tiếp xúc với ai khác ngoại trừ mẹ của mình => là người cô bé tin tưởng, có cảm giác an toàn khi ở bên… vì vậy chúng ta phải tạo nên sự thân thiện, xây dựng niềm tin, tạo cảm giác an toàn khi tiếp xúc với cô bé để cô bé có thể thoải mái giao tiếp như khi tiếp xúc với mẹ mình. Thông qua người mẹ chúng ta có thể dễ dàng tiếp cận em ấy hơn.
Sẵn sàng trò chuyện và lắng nghe khi cô bé muốn giãi bày và nói lên khó khăn của mình. Thường xuyên xuất hiện bên cạnh cùng với mẹ cô bé, hỏi thăm tình trạng của cô bé “Ngày hôm nay cuẩ em như thế nào?, Em có cần thêm gì không?,…” với thái độ hoà nhã dễ gần khiến cô bé mở lòng và chịu chủ động hoặc chỉ cần không tỏ thái độ khó chịu khi giao tiếp với chúng ta=> Giai đoạn chấp nhận, cảm giác trông vắng tình cảm, tự thu mình lại. Luôn dùng sự chân tình bình dị để an ủi, động viên cũng như xoa dịu nỗi đau mà em phải chịu đựng. Phải thật kiên nhẫn tìm hiểu về hoàn cảnh của em, tránh đặt những câu hỏi riêng tư, nhạy cảm. Với phản ứng tiêu cực trước đó của em ấy nghĩ rằng thuốc men và những đợt hoá trị không mang lại cho em sự sống mà càng làm em đau đớn, cần ôn tồn giải thích những điều cần thiềt để không gây thêm mầm móng bi quan, tuyệt vọng cho cô bé, không để cô bé cô đơn, có ý tưởng tự sát. Phải nuôi trong lòng em ấy một tia hy vọng dù là rất nhỏ.=> Giai đoạn hy vọng: khiến cô bé quan tâm việc điều trị, không phó thác mình cho số phận.
Tuy tỷ lệ sống đối với ung thư vòm họng giai đoạn cuối không được khả quan nhưng những con số này không thể dự đoán tuổi thọ của bệnh nhân một cách chính xác, bởi tuổi tác, sức khỏe, và tiến triển bệnh của mỗi người khác nhau. Nếu vẫn tiếp tục kiên trì điều trị đúng cách, có một chế độ ăn uống hợp lý, luôn giữ tinh thần lạc quan và có niềm tin vào cuộc sống  thì căn bệnh hoàn toàn có thể được cải thiện. Mục tiêu điều trị đối với trường hợp ung thư vòm họng giai đoạn cuối là kéo dài cuộc sống và nâng cao chất lượng sống. Đôi khi, nếu bệnh nhân đáp ứng điều trị tốt thì có thể có cơ hội sống trên 5 năm.
Trong những năm trở lại đây, bằng các phương pháp điều trị tích hợp toàn diện, tỷ lệ sống thêm 5 năm của những người được chẩn đoán ung thư vòm họng ở những nước phát triển như Mỹ, Singapore ở giai đoạn 4 là 73%. Vì vậy, bạn hãy lạc quan lên để yên tâm điều trị. Đã có rất nhiều trường hợp, bệnh nhân có tâm lý thoải mái, yêu đời chống chọi với bệnh tật mà kéo dài thêm được thời gian sống.
Phương pháp điều trị ung thư gồm  xạ trị, hóa trị, phẫu thuật.  Trong đó xạ trị đóng vai trò chính ở giai đoạn đầu, hóa trị là biện pháp quan trọng nhất điều trị ung thư khi di căn. Vai trò của phẫu thuật ít hơn.
 Khi bệnh có chuyển biến tốt, có thể là trong 5 năm hay 10 năm, trong khoảng thời gian này y học đã không ngừng phát triển, có lẽ lúc đó việc điều trị không còn trở ngại nữa.=> Không được từ bỏ.

Ngoài cô bé bệnh nhân, điều dưỡng viên như chúng ta còn phải biết cách ứng xử khéo léo với người nhà cô bé, cùng hỗ trợ lẫn nhau trong việc chăm sóc em một cách tốt nhất.
Bệnh ung thư nói chung và căn bệnh ung thư vòm họng mà cô bé bệnh nhân trên mắc phảỉ đều có thể xảy ra với bất cứ ai, bất cứ hoàn cảnh nào=> Phải có lối sống lành mạnh, luôn nhớ kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bản thân và gia đình=> Phát hiện và điều trị sớm. Giống như đối với căn bệnh trên, hoàn toàn có thể trị khỏi ở những giai đoạn đầu.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét