Yêu cầu: Chuẩn bị
một tình huống giả định có đầy đủ các thông tin về một bệnh nhân để đánh giá
tình trạng dinh dưỡng bằng công cụ SGA (Subjective Global Assessment)
Bệnh nhân nam, tên H. C. Phong, 15 tuổi. Nhập
viện ngày 16/9/2017 vì bị sốt cao. Sau đó được chẩn đoán bị sốt xuất huyết. Sau
15 ngày nằm viện, tình trạng hiện tại của bệnh nhân đã ổn định, tỉnh và tiếp
xúc tốt. Cậu cao 175cm, cân nặng hiện tại là 50kg, được biết trước đó cân nặng
của cậu khoảng 53 kg và mỗi kỳ khám sức khỏe hàng năm tại trường học đều có xu
hướng tăng ký (tuy ít). Người cậu khá gầy, hầu như có thể nhìn được các xương lộ
lên ở vùng vai, cánh tay, cẳng chân, xương sườn,… tay chân suôn đuộc, không rõ
cơ. Trong thời gian này, mọi sinh hoạt cá nhân và hoạt động ăn uống diễn ra
bình thường, không xuất hiện thêm triệu chứng gì liên quan đến vấn đề tiêu hóa.
Cậu có thể tự đi lại nhưng do bệnh lý mà cậu mệt mỏi nên còn cần người nhà hỗ
trợ trong các hoạt động thường ngày. Ban đầu cậu chỉ ăn các loại thức ăn dạng sệt
hay lỏng như cháo, sau đó đã chuyển dần sang ăn cơm và các loại thức ăn cứng
khác. Ngoài lý do nhập viện thì không bị đa chấn thương, phẫu thuật, suy đa tạng
hay đang hóa trị liệu, hoặc có tiền sử hay đang bị cổ chướng.
Ä Khi nhìn tổng thể bệnh nhân có thể đưa ra nhận định là bệnh nhân có
nguy cơ suy dinh dưỡng mức độ nhẹ (điểm B). Sau khi quan sát, hỏi và sờ trong
khám lâm sàng:
Ø Trong phần bệnh sử:
1. Tỷ lệ thay
đổi cân nặng trong 6 tháng qua: Điểm B " Vì cân nặng hiện tại của bệnh nhân là
50kg, trong khi trước đó là khoảng 53kg, nên tỷ lệ được tính là (53-50) / 53 =
5,66% > 5%
2. Thay đổi
cân nặng trong 2 tuần qua: Điểm C " Vì bệnh nhân giảm 3 kg (53-50)
3. Khẩu phần
ăn: Điểm B " Vì Chế độ ăn có thay đổi, đủ năng lượng,
từ ăn lỏng sang đặc.
4. Triệu chứng
tiêu hóa: Điểm A" Vì bệnh nhân không có các triệu chứng buồn
nôn, ỉa chảy, chán ăn.
5. Giảm chức
năng: Điểm B " Không phải do dinh dưỡng, bệnh nhân có thể
tự đi lại nhưng do bệnh lý mà cậu mệt mỏi nên còn cần người nhà hỗ trợ trong
các hoạt động thường ngày.
6. Nhu cầu về
chuyển hóa: Điểm A " Không bị các bệnh lý đa chấn thương, phẫu thuật, suy đa tạng hay đang
hóa trị liệu gây áp lực lên chuyển hóa.
Ø Trong phần khám lâm sàng:
1. Mất
lớp mỡ dưới da: Điểm B " Sờ nắn vùng mỡ dưới da vị trí cơ tam đầu
có cảm giác khá mềm, mỏng nhưng không rõ ràng lắm. Vùng xương sườn sờ cảm thấy
được các vị trí của xương sườn.
2. Teo
cơ: Điểm B " Nhìn thấy vùng cơ delta, cơ nhị đầu, cơ
đùi lõm vào, lộ các hốc xương. Sờ nhão.
3. Phù:
Điểm A " Nhìn hai chân đối xứng thấy rõ mắt cá chân,
không sưng bóng. Ấn vào không lõm.
4. Cổ
chướng: Điểm A "Bệnh nhân không có tiền sử bị cổ chướng
hay các bệnh lý về gan. Hình dạng bụng bình thường; không to, căng, lồi.
Kết luận:
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét