Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Khí CO_ 3. Triệu chứng, dấu hiệu nhiễm độc? Khi bị nhiễm độc CO, ta nên làm gì? Cách Điều trị? Biện pháp? Dự phòng? Làm sao để có thể phòng tránh và ngăn ngừa các trường hợp ngộ độc CO?

? Triệu chứng, dấu hiệu nhiễm độc
? Khi bị nhiễm độc CO, ta nên làm gì? Cách Điều trị?

Nguyên tắc chung: Đưa ngay nạn nhân ra khỏi môi trường ô nhiễm CO, làm hô hấp nhân tạo và cho thở O2 càng khẩn trương càng tốt.
Chú ý:   
+ Khi ra khỏi môi trường có CO thì COHb trong máu phân ly từ từ, CO được thải qua phổi, Hb kết hợp với O2 " phản ứng đó rất chậm " tăng phản ứng cần cho thở O2 nguyên chất, dưới áp suất cao. Cần kiểm tra, theo dõi cẩn thận.
+ Cấp cứu CO phải kiên trì, liên tục trong nhiều giờ.
Nếu phát hiện hay nghi ngờ các triệu chứng  ngộ độc khí CO thì lập tức phải:
Điều trị:

  • Nhiễm độc cấp tính
Duy trì oxy liệu pháp
Giữ cho đường thở thông (hút đờm)
Theo dõi tim (ghi điện tâm đồ)
Cân bằng nước-chất điện giải
Dùng kháng sinh, thuốc trợ lực,…

  • Nhiễm độc mãn tính
Cho nghỉ việc, ngừng tiếp xúc CO => nhanh chóng khỏi nếu bệnh nhẹ
Ngửi O2 nhiều lần (3-4 lần/ngày, mỗi lần 10-15 phút) trong nhiều tuần lễ
Có thể dùng hỗn hợp cacbogen sẽ có kết quả hơn (95% O2 + 5% CO2)
? Làm sao để có thể phòng tránh và ngăn ngừa các trường hợp ngộ độc CO#?
Đối với các nguyên nhân gây ngộc độc khí CO từ chính bản thân chúng ta trong đời sống hàng ngày, dù là cố ý hay vô tình thì chúng ta đều có các biện pháp để phòng tránh và ngăn ngừa chúng => bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và mọi người xung quanh.
Sau đây là một số ý kiến để phòng tránh ngộ độc khí CO trong sinh hoạt hàng ngày:
 KHÔNG 

- Sử dụng các loại bếp đốt than, củi, khí gas để đun nấu trong phòng, trong bếp, trong nhà đóng kín cửa.


- Dùng khí đốt, than, củi, khí gas, lò nướng hoặc máy sấy để sưởi ấm trong nhà. (Nếu có, chúng ta không đặt bếp than trong phòng kín.)
- Sử dụng hệ thống sưởi của ô tô trong không gian kín với một thời gian dài.
- Tự ý một mình xuống các giếng cạn, các hố sâu kín gió, các hồ chứa, bể chứa để khô lâu ngày.
 (Nếu do công việc phải xuống những nơi đó thì cần làm các biện pháp thông khí trước như: dùng quạt điện để quạt không khí xuống đáy các nơi này vài chục phút. Khi xuống thử cần có người bảo vệ, hỗ trợ, sẵn sàng làm thông khí hoặc đưa nạn nhân ra khỏi nơi nguy hiểm.)

- Để xe cộ, động cơ sử dụng xăng dầu, khí gas nổ máy trong gara, trong phòng, trong nhà kể cả khi đóng kín hay mở cửa.
- Không chạy máy phát điện trong nhà, trong gara hay ở tầng hầm nhà. Không để máy phát điện phía ngoài nhà gần cửa sổ và cửa chính đang mở.
- Mở máy xe và để ống thoát khí hướng vào cửa nhà hay cửa trại khi đi cắm trại.
- Hút thuốc lá

- Vứt rác thải, xác súc vật,… bừa bãi.
- Dùng tủ lạnh nếu đã ngửi thấy mùi khí gas vì điều đó có nghĩa nó bị rò rỉ khí CO.
- ... 
CẦN và NÊN
Dấu hiệu của nhiễm độc Carbon monoxide

- Nhớ các dấu hiệu của sự ngộ độc khí CO
- Nắm rõ các kiến thức cơ bản về CO để phòng chống nhiễm độc.
- Trồng nhiều cây xanh để cải thiện bầu không khí xung quanh trong sạch hơn.
- Không khí trong nhà luôn thông thoáng.
- Vệ sinh sạch sẽ trong và xung quanh nhà, rác thải để đúng nơi quy định.
- Tắt máy xe khi dừng đèn đỏ quá lâu.


         - Tham gia giao thông bằng các phương tiện: xe đạp, xe đạp điện, xe buýt,… 
- Các thiết bị như: Lò sưởi, lò gas, lò đun nước sôi, hay cả lò gas lưu động, máy sấy quần áo, lò nướng, hoặc bếp than…Nên được lắp đặt bởi những người có kỹ thuật và kinh nghiệm và phải kiểm soát mỗi năm =>  sửa chữa kịp thời.

- Các phòng, bếp có sử dụng các bếp đốt nhiên liệu như: lò than, củi,… cần có hệ thống thông khí đầy đủ như quạt hút khí, ống khói, mở cửa… => chắc chắn không khí được chuyển động ra bên ngoài.
- Phải đưa xe ra khỏi gara hay nhà ở nếu muốn mở máy xe hay muốn chờ để xe nóng máy. Dù vẫn còn mở cửa cũng không được để xe nổ máy bên trong.
- Kiểm soát hệ thống thoát hơi ở xe hơi.
- Dùng đèn, lò sưởi pin điện trong lều khi cắm trại.
 

- Lắp đặt đầu báo khí CO trong nhà, nơi dễ phát cháy hay sinh khói như: Bếp ăn, khu vực nấu nướng, phòng ngủ…
- Lựa chọn những sản phẩm được kiểm định và có xuất xứ rõ ràng nếu sử dụng thiết bị cảnh báo và khóa gas tự động trong nhà.
- Dùng các phương tiện tăng khả năng bảo vệ hệ hô hấp của bản thân: ra ngoài mang khẩu trang, trang bị mặt nạ lọc khí, ….
-…
Nguồn gây ô nhiễm CO không chỉ xuất phát hành vi của một người, một nhóm người hay một gia đình, mà nó còn xuất phát từ các hoạt động sản xuất công nghiệp, quản lý của các cơ sở, dịch vụ, tổ chức nhà nước, …

Ngoài khí hậu, thời tiết,… thì độ che phủ của cây xanh, các hoạt động kinh tế xã hội cũng ảnh hưởng đến lượng khí CO nói riêng hay chất lượng không khí nói chung. Nếu có thể, em nghĩ cần phải:
- Tăng cường trồng cây xanh ( trong, xung quanh thành phố, công viên và các khu công nghiệp)
- Nhiên liệu sạch cho phương tiện giao thông thân thiện với môi trường.
- Hạn chế các phương tiện cơ giới không đủ điều kiện lưu hành.
- Tận dụng được các tính chất của CO vào các việc có ích: trong bình chữa cháy, y học, luyện kim, lasers,…
- Khu vực đô thị, khu công nghiệp kiểm soát và xử lý các nguồn chất thải.
- Khâu độc hại dùng robot, không để công nhân tiếp xúc với chất độc. Thay thế nguyên liệu độc bằng nguyên liệu không độc hoặc ít độc.
- Xây dựng và xử lý các bãi rác.
- Tuên truyền, truyền thông - GDSKvới nhiều hình thức.
- Gia đình, các cơ quan, xí nghiệp nên trang bị cho các thành viên của mình mặt nạ phòng khói.
- …
Tóm lại, khí CO là một trong những độc chất gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người. Nó tồn tại một cách âm thầm và tấn công chúng ta một cách lặng lẽ. Vì vậy, hãy biết cách tự bảo vệ bản thân cũng như bảo vệ mọi người xung quanh để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra. Đồng thời chung tay góp sức với xã hội cùng nhau xây dựng một môi trường sống xanh, sạch, đẹp cho chúng ta, cho gia đình, co con cháu thế hệ sau. Không chỉ riêng CO mà còn có thể giảm thiểu được một lượng đáng kể các chất độc hại khác có trong không khí, đất hay là nước,…
“Bảo vệ môi trường – Bảo vệ sức khỏe
Thanks! J

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét