Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Khí CO _ 2. Nguồn gốc, nguyên nhân xuất hiện? CO xâm nhập vào cơ thể chúng ta ra sao? Gây ảnh hưởng gì? Tác hại? Tình hình nhiễm độc CO? Các trường hợp nhiễm độc cụ thể…

? Nguồn gốc? Nguyên nhân xuất hiện?
 Chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp nguồn thải khí CO, từ nguồn gốc nội sinh trong cơ thể người đến nguồn gốc ngoại sinh trong đời sống: Nhiên liệu xăng, dầu cháy trong động cơ, lò sưởi, bếp than và có một lượng đáng kể trong khói thuốc lá…
Trên thế giới, nguồn CO lớn nhất có nguồn gốc tự nhiên, do các phản ứng quang hóa trong tầng đối lưu tạo ra khoảng 5x1012 kg mỗi năm. Các nguồn tự nhiên khác của CO gồm núi lửa, cháy rừng,…
Được sản sinh trong các điều kiện sau:

ØØ Các chất hữu cơ cháy không hoàn toàn (điều kiện thiếu O2 và to cao) tạo nhiều CO, như: than (đặc biệt than đá), giấy, xăng, dầu, khí đốt,… theo phản ứng:   2C + O2 " 2CO#
Trong lò than, than cháy đỏ tạo ra CO2, CO2 bốc lên gặp than đang cháy đỏ lại tạo ra CO theo phản ứng:                                        CO2 + C  " 2CO# 

ØØ Trong công nghiệp gang – thép, sắt được luyện trong lò cao cùng với than cốc, đá vôi và một số chất khác. Than cốc cháy tạo ra CO2, CO2 gặp than đang cháy đỏ tạo ra CO, CO gặp quặng sắt trong lò, khử quặng sắt thành gang.   
       
ØØ Sản xuất đất đèn (gió đá) làm nguyên liệu tạo ra axetylen (C2H2) dùng trong công nghiệp cũng sản sinh nhiều CO theo phản ứng:
6C + 2CaO " 2CaC2 + 2CO#



ØØ Khí thải của các động cơ nhiên liệu chứa nhiều CO, đặc biệt nguy hiểm trong các không gian kín. Động cơ xăng thải ra nhiều CO, từ 1 – 7%. Động cơ Diesel tạo ra CO ít hơn.


ØØ Các nhà máy nhiệt điện sử dụng nhiên liệu than đá, dầu (như F.O), khí đốt lấy từ mỏ khí hoặc mỏ dầu tạo ra CO trong quá trình đốt.
 ØØ Nổ mìn tạo ra CO cùng nhiều chất độc khác.
ØØCháy nhà, cháy các chất hữu cơ… tạo ra nhiều khí độc, trong đó có khí CO.


ØØ Hút thuốc lá. Trong khói thuốc lá chứa nhiều CO và hàng trăm chất độc khác, rất nguy hiểm cho sức khỏe  người hút và mọi người xung quanh.
ØØ Bụi hữu cơ khi nổ cũng tạo ra nhiều CO và các chất khác.
ØØ Do cơ thể sinh ra. CO nội sinh là kết quả của quá trình dị hóa của các nhân pyrolic của hemoglobin, myoglobin, các xytochrom và các sắc tố khác trong hem.
Và còn những nguyên nhân khác..v..v…
? CO xâm nhập vào cơ thể chúng ta ra sao?Gây ảnh hưởng gì?Tác hại?
Quá trình vận chuyển O2 của hemoglobin (Hb) trong cơ thể bình thường:                                                      O2Hb                    D   Hb    +    O2
Oxihemoglobin                        Hemoglobin
Khi có mặt của CO trong không khí hít vào, CO kết hợp với Hb thành một hợp chất bền vững là Cacboxihemoglobin (COHb), biến đổi cấu trúc của Hb => hồng cầu không thể vận chuyển O2 đến các tế bào:                O2Hb + CO  "  COHb + O2
Sự liên kết hay ái lực của Hb với CO mạnh hơn so với O2 tới 210 – 240 lần " COHb rất khó bị phân ly.
Để tạo thành COHb, CO tác dụng với nguyên tử Fe của hem thuộc nhóm phụ của hemoglobin để tạo thành các liên kết mạnh mẽ. CO cũng tác dụng liên kết có phục hồi với myoglobin (globin cơ, sắc tố hô hấp của cơ mà cấu trúc tương tự như cấu trúc của hemoglobin) với các xytochrom (các men hô hấp tế bào).
=> Thiếu O2 ở tế bào càng trầm trọng do tác dụng của CO " ngạt với các triệu chứng khác nhau " cơ thể chết do thiếu O2. Nếu sống sót, có thể bị các di chứng về não do thiếu O2 " thiếu máu não trong thời gian nhất đinh. Khả năng được cứu sống và giảm thiểu di chứng phụ thuộc rất lớn vào việc thiếu máu não trong bao lâu.
üÜ CO ngăn cản sự vận chuyển O2 đến các tế bào, các mô của cơ thể.
Các yếu tố quyết định tỷ lệ COHb trong máu gồm nồng độ CO trong không khí, thời gian tiếp xúc, CO nội sinh (tỷ lệ COHb do CO nội sinh ở người vào khoảng 0,1 – 1%), sự thông khí phổi nghỉ ngơi và hoạt động, tốc độ tuần hoàn phổi, bề mặt khuếch tán phổi, áp suất riêng phần của O2 trong không khí,…
Tuy nhiên, CO vẫn có thể bị tách ra khỏi COHb dưới tác dụng của O2 áp suất cao hoặc O2 nguyên chất, giải phóng Hb: COHb + O2 " O2Hb + CO     ð Cơ chế giải độc CO.
üÜ CO tác dụng lên hệ thống thần kinh và dẫn tới các rối loạn hô hấp tế bào, các rối loạn trương lực cơ và các rối loạn tim mạch quan trọng,…
            Tỷ lệ COHb từ 5 – 10%, xuất hiện các rối loạn:  thiếu O2 tạm thời, tăng lên, ảnh hưởng tim, biến đổi điện tâm đồ. Ở người không hút thuốc lá trong máu chỉ có 1% COHb.
Ở người nghiện thuốc lá, trong máu có 2 – 10% COHb. Trung bình 7% COHb thì hậu quả sơ bộ là giảm thị lực về ban đêm, khó thở khi phải gắng sức cơ bắp,…
üÜ Chẳng những ảnh hưởng tới sức khỏe, còn gây ảnh hưởng tới sinh đời sống sinh hoạt, công ăn việc làm,…
Vd: Tổn hại sức khỏe " mất việc, tốn tiền bạc điều trị " đời sống gia đình giảm sút,…





Mức độ nhiễm độc CO nặng hay nhẹ, phụ thuộc vào nồng độ chất độc cũng như thời gian tiếp xúc và liên quan tới đặc tính cơ thể mỗi người, môi trường tiếp xúc, hoàn cảnh nơi làm việc,… => Tăng nặng sự nhiễm độc hay không.




? Tình hình nhiễm độc CO? Các trường hợp nhiễm độc cụ thể…
Ở Pháp, hàng năm có khoảng 10000 ca ngộ độc cấp tính khí CO với khoảng 400 người chết, theo Agnes Verrier, Viện Veille Sanitaire, Pháp.
Ngộ độc cấp khí CO là một trong những nguyên nhân hàng đầu tại Mỹ với 5613 trường hợp từ năm 1979 - 1988 và 2631 ca tử vong do ngộ độc CO không liên quan đến cháy từ năm 1999-2004, theo báo cáo Trung tâm Thống kê Sức khỏe Quốc gia Hoa Kỳ.
Khí CO gây tử vong nhiều nhất trong tất cả vụ nhiễm độc ở tiểu bang Wisconsin. Tại Hoa Kỳ, mức tử vong do khí CO là 2.300 nạn nhân mỗi năm. Ủy ban An toàn Sản phẩm Tiêu thụ HK ước tính hàng năm, các lò sưởi lưu động là nguyên nhân của trên 30 nạn nhân tử vong và 450 người bị thương trong khi đi cắm trại.
Tối thứ 7 ngày 22/2/2014 (giờ địa phương), một vụ ngộ độc khí CO đã xảy ra tại nhà hàng Legal Sea Foods, NewYork. Sự việc này đã khiến cho người quản lí nhà hàng 55 tuổi thiệt mạng và nhiều người khác phải nhập viện. Nguyên nhân của vụ việc được giới chức trách cho biết là do sự cố rò rỉ ở hệ thống sưởi của nhà hàng.
Hàng năm, ở nước ta, không thể thống kê hết được có bao nhiêu vụ ngộ độc khí than (khí CO) do việc sưởi ấm bằng bếp than.
Đầu năm 2016, một bé gái 18 tháng tuổi tại Nghệ An tử vong do người nhà dùng than củi để sưởi ấm. Bốn thành viên khác trong gia đình bị khó thở, sùi bọt mép, lơ mơ, rối loạn ý thức. Trước đó, tại Thanh Hóa, một gia đình đốt than đặt trong nhà đóng kín cửa => ba người chết ngạt, hai người nguy kịch, vì ngộ độc khói, khí than không thoát được ra ngoài.
Tháng 12/2011, có 29 công nhân tại tòa tháp đôi đang xây dựng của Tập đoàn Điện lực EVN, Hà Nội phải nhập viện cấp cứu sau khi ngạt khói thoát ra từ đám cháy tòa nhà.
Trong quá trình lao động, người công nhân ở các mỏ than phải làm việc trong môi trường có tiếp xúc trực tiếp với loại hơi khí độc là khí than. Khí than có chứa các hỗn hợp khí như CO, CO2, CH4, H2, H2S… trong đó hàm lượng CO chiếm tỷ lệ rất cao (gần 40% - theo nghiên cứu của TS. Trần Thanh Sơn – ĐH Đà Nẵng về nghiên cứu thiết kế hệ thống hóa khí than phục vụ thí nghiệm năm 2010).
Tháng 3/2011,  1 công nhân tử vong do ngạt khí hầm lò than trong khi làm việc tại mỏ than Dương Huy, Quảng Ninh. Tháng 2/2012 cũng tại Quảng Ninh hàng chục công nhân mỏ phải nhập viện cấp cứu với nguyên nhân ban đầu được xác định là bục túi khí CO. Tháng 11/2013, tại tổ hóa khí của công ty CP Xuân Hòa, Hà Nội đã có 1 công nhân tử vong và 1 người phải nhập viện cấp cứu do ngộ độc khí CO trong quá trình sàng than và tiếp than vào lò nung gạch.
Ngày 27/12, vợ chồng anh Nguyễn Văn Bình, SN 1976 và chị Trần Thị Tám, SN 1978, trú tại xã Bắc Sơn, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh gặp nạn do sưởi ấm bằng than trong phòng kín. Người vợ đã tử nạn, còn người chồng được đưa đi cấp cứu kịp thời và đã qua cơn nguy kịch. Như vậy, đây là vụ ngạt khí thứ hai do sưởi ấm bằng than chỉ trong vòng 3 ngày qua tại Hà Tĩnh và là nạn nhân thứ tư tử vong.

Trước đó, ngày 26/12, tại xã Quang Lộc, huyện Can Lộc cũng xảy ra vụ việc tương tự khiến 3 người trong một gia đình tử vong. Cả 3 người khi được phát hiện đã chết ngạt do đêm ngủ đã sưởi than trong phòng kín.
ð CO là một khí rất độc, chúng có thể gây chết người chỉ trong vòng vài giây.

Bị ngộ độc khí CO vì công việc hoặc vô tình trong sinh hoạt như: đốt bếp than tổ ong hay than củi, bếp gas ở trong nhà đóng kín cửa, để động cơ xe máy nổ trong phòng, xe hơi khi đã vào gara quên tắt máy và đóng cửa lại hay hành động tự tử trong xe bằng cách mở máy và chuyền ống khói vào trong xe,…
Vậy, khí CO là một nguy cơ âm thầm xảy đến bất cứ lúc nào, trong nhà, trong xe, hay nơi cắm trại vào mùa lạnh.
ð Đây là một loại vũ khí giết người thầm lặng cần phải lưu ý.
(Continue...)

1 nhận xét: