Thứ Năm, 9 tháng 11, 2017

Khí CO _ 1.Giới thiệu sơ lược một số khái niệm môi trường, sức khỏe và giới thiệu đơn giản về tính chất hóa học, vật lý của khí CO.

Trước khi đi vào phần phân tích , em xin giới thiệu sơ lược một số khái niệm để giúp chúng ta càng nhận định rõ hơn về vấn đề đang được nhắc tới.
?Môi trường và sức khỏe con người, những khái niệm quen thuộc? Liệu chúng ta đã hiểu rõ về chúng?
Môi trường?

Môi trường là toàn bộ các yếu tố ( tự nhiên, nhân tạo) bao quanh con người và có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và sinh vật.
Ví dụ: Yếu tố vật lý (khí hậu, tiếng ồn, ánh sáng,…), yếu tố hóa học (bụi, thuốc men, thực phẩm,…), sinh học ( động, thực vật, vi khuẩn, yếu tố di truyền),  xã hội,…
Sức khỏe?
“Sức khỏe là trạng thái thoải mái cả về thể chất, tâm thần và xã hội chứ không chỉ đơn thuần là không bệnh tật”
Ảnh hưởng của môi trường đến sức khỏe?
Khi môi trường trong sạch thì sức khỏe con người cũng được duy trì và phát triển. Khi môi trường bắt đầu có sự ô nhiễm, suy thoái hay hủy hoại thì bắt đầu có tác động xấu đến sức khỏe của con người. => Ô nhiễm môi trường?

Ô nhiễm môi trường là sự biến đổi của môi trường theo hướng không tiện nghi, bất lợi đối với đời sống của con người, sinh vật. Có thể do hoạt động của con người gây ra ở qui mô, phương thức khác nhau tác động trực tiếp hay gián tiếp làm thay đổi thành phần hóa học, vật lý, sinh học của môi trường.
? Vậy độc chất là gì? Chúng có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của chúng ta ?
Độc chất (chất nguy hại) là chất khi xâm nhập vào cơ thể gây nên các biến đổi sinh lý, sinh hóa, phá vỡ cân bằng sinh học, gây rối loạn chức năng sống bình thường, dẫn tới trạng thái bệnh lý của các cơ quan nội tạng, các hệ thống hoặc toàn bộ cơ thể.  
? Thực trạng môi trường hiện tại trên Thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng như thế nào? Có bao nhiêu độc chất đang tồn tại xung quanh chúng ta? Sự hiện diện của chúng gây nên ô nhiễm môi trường?
Trong xã hội hiện nay, không chỉ riêng ở Việt Nam, dù là trên thế giới từ các nước nhỏ đến các nước phát triển thì cụm từ “ Ô nhiễm môi trường” không còn xa lạ nữa. Hàng ngày, không biết bao nhiêu bài báo ra đời với những tựa đề và các con số gây “sốc”.
Theo WHO, trên TG hàng năm có:
+ 570.000 trẻ em < 5 tuổi qua đời vì nhiễm trùng đường hô hấp bởi không khí ô nhiễm và khói thuốc lá.
+ 361.000 ca tử vong vì tiêu chảy, xuất phát từ vấn đề vệ sinh kém và gặp khó khăn trong việc tiếp cận với nguồn nước sạch.
+ 270.000 trường hợp tử vong ngay trong tháng đầu đời bởi vệ sinh môi trường kém, thiếu nguồn nước sạch và ô nhiễm không khí.
WHO ghi nhận tại Việt Nam trung bình mỗi năm có 16.000 người chết do ô nhiễm
không khí gây nên.

Khoảng 17.2 triệu người ( 21.5 % dân số) chưa được tiếp cận nguồn nước sạch (Viện Y học lao động và Vệ sinh MT).
Khoảng 9.000 người tử vong mỗi năm do nguồn nước và vệ sinh kém (Bộ Y tế và Bộ TN&MT).
Khoảng 200.000 người mắc bệnh ung thư mới phát hiện mỗi năm mà một trong những nguyên nhân chính là do ô nhiễm nguồn nước (Bộ Y tế và Bộ TN&MT).
Khoảng 30% người dân chưa nhận thức được tầm quan trọng của nước sạch (Bộ Y tế).
Khoảng 21% dân số đang sử dụng nguồn nước bị nhiễm Asen (Bộ TN&MT).
Sử dụng trung bình 15.000 - 25.000 tấn thuốc bảo vệ thực vật. Hoạt động nông nghiệp phát sinh khoảng 9.000 tấn chất thải nông nghiệp nguy hại.
Đất, nước, không khí – ba môi trường cơ bản giúp cho con người cũng như mọi sinh vật tồn tại và phát triển. Vậy mà giờ đây chúng cũng chính là những nguyên nhân gây hại tới sức khỏe của con người chúng ta. Tại sao lại như vậy?
Các độc chất trong môi trường thì nhiều vô kể, từ môi trường không khí, nước đến môi trường đất, nên trong bài tập này, em xin được phân tích về vấn đề ô nhiễm môi trường không khí và tiêu biểu là khí CO, một trong những độc chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe của con người.

…                                                         …
? Sơ lược về môi trường không khí hiện nay? Trung tâm Nghiên cứu môi trường của Đại học Yale và Đại học Columbia (Mỹ) cho rằng Việt Nam nằm trong 10 nước có môi trường không khí bị ô nhiễm nhất thế giới?
Bản đồ ô nhiễm không khí tại châu Á do Đại học Yale thực hiện dựa trên số liệu của WHO và NASA được tạp chí Forbes Việt Nam dẫn lại cho thấy, Việt Nam là một trong những "điểm đen" về ô nhiễm. Đã có nhiều tranh cãi, GS.TS Phạm Ngọc Đăng lý giải: "Do điều kiện khí hậu ở miền Nam như TP. HCM mỗi ngày một trận mưa thì mưa xuống sẽ làm sạch bụi và không khí. Bản đồ của Đại học Yale là đánh giá ô nhiễm bụi".
Và còn nhiều nguồn gây ô nhiễm khác: Các loại sinh vật từ bãi rác, xác súc vật,…
Một số ảnh hưởng:
Môi trường: mưa axit, hiệu ứng nhà kính, tăng nhanh quá trình biến đổi khí hậu,...
Con người: suy giảm chức năng hô hấp, hen suyễn, ho, viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, suy nhược thần kinh, tim mạch, giảm tuổi thọ, thậm chí ung thư,..
Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế, toàn quốc năm 2012:
Số người bị các bệnh đường hô hấp (thường ô nhiễm không khí gây ra): 3% - 4%.
Số người bị bệnh bụi phổi: 74,5%.
Số người mắc: Viêm phổi, viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản: > 100.000 người.
Cacbon monoxit (CO) thuộc loại các khí gây ngạt hóa học. Tuy không có tác dụng đuổi O2 ra khỏi phổi nhưng chúng có tác dụng hóa học trên máu, gây cản trở sự vận chuyển O2 của máu, dù phổi hoạt động tốt, hoặc gây cản trở sự sử dụng O2 của các mô, dù máu mang nhiều O2 đến.
Nồng độ khoảng 0,1% trong không khí cũng có thể nguy hiểm đến tính mạng. Vì tính chất không màu, không mùi và không gây kích ứng nên chúng ta không cảm nhận được sự hiện diện của CO trong không khí.
Khi có từ 10 - 30% COHb trong máu, sẽ gặp các triệu chứng: đau đầu, buồn nôn, mệt mỏi và choáng váng. Khi đạt tới 50 - 60%, có thể ngất, co giật và thậm chí hôn mê hay tử vong => Nồng độ trên 10000 ppm CO (1%CO)trong khí thở sẽ gây chết trong vòng vài phút.
Trên thế giới mỗi năm có hàng ngàn người chết ngạt do hít phải CO, trong đó chủ yếu là người lao động trong điều kiện khắc nghiệt thiếu không khí sạch và có nguy cơ cháy nổ cao như: công nhân hầm mỏ, lính cứu hoả kể các nhà du hành vũ trụ, thợ lặn, trong phòng đun nấu, nhà máy bia, kho hàng, nhà máy lọc dầu, sản xuất giấy và bột giấy, sản xuất thép, lò luyện kim, than đá, lò gốm,…
? Tính chất?
Về mặt lý tính:
Là khí không màu, không mùi, không vị, nhẹ hơn không khí một chút, d = 0,967.
1 lít CO nặng 1,254g ở 0oC, hóa lỏng ở -191oC.
Ít tan trong nước.
Độc tính cao với sức khỏe con người và không gây kích ứng.
Không bị hấp phụ bởi than hoạt tính.
Giới hạn nổ: 12,5 – 74%
Về mặt hóa tính:
Cháy với ngọn lửa màu xanh tạo thành CO2.
Ở điều kiện thường, CO trơ về mặt hóa học. Ở nhệt độ cao, là một chất khử mạnh.
Sự oxi hóa CO thành CO2 xảy ra nhanh hơn nhờ chất xúc tác kim loại như Pd trên gel silic hoặc hỗn hợp các oxit Mn và Cu (Hopcalite). Tính chất này được ứng dụng làm mặt nạ kiểu hộp lọc để chống CO.

(Continue....)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét